Quy định bổ sung thuế đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã khởi xướng nhiều chiến dịch tiếp thị nhằm thúc đẩy tiêu dùng.
Ngày 22/5 sẽ có quyết định sơ bộ về mức thuế chống bán phá giá (AD) áp dụng cho tôm nhập khẩu từ Ecuador và Indonesia vào thị trường Mỹ. Tháng trước, ngay khi thuế đối kháng (CVD) sơ bộ được công bố, Ecuador được điều chỉnh giảm từ 7,55% xuống 2,89% sau khi sai sót đối với mức thuế áp dụng cho Industrial Pesquera Santa Priscila được tính toán lại từ 13,41% xuống 2,89%.
Đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Ecuador vào Mỹ tăng mạnh. Ảnh: Shutterstock
Ông Sandro Coglitore, CEO của Omara, một trong những công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Ecuador và thành viên của Hội đồng Tôm Toàn cầu (mới thành lập), cho rằng: Quy định bổ sung thuế đối với tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ đã khởi xướng nhiều chiến dịch tiếp thị nhằm thúc đẩy tiêu dùng hơn bao giờ hết. Tham dự Triển lãm Thủy sản Toàn cầu (SEG) tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha từ 23 – 15/4, ông Coglitore phát biểu: “Với tỷ lệ CVD đã công bố và thuế chống bán phá giá đang “treo lơ lửng”, chúng tôi cần thị trường, cụ thể là người tiêu dùng, hiểu và chấp nhận mức thuế này. Chúng tôi cần các chiến dịch thúc đẩy để người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho mức giá mới. Ngay lúc này, họ không có một thông tin gì ngoài việc “tôm nhập khẩu rẻ”. Tuy nhiên, khi người tiêu dùng biết giá trị thực và lợi ích của tôm, tôi nghĩ chúng ta có thể tác động để kích cầu. Hy vọng, họ sẽ chấp nhận sản phẩm bị đội thêm tiền thuế, và sẵn sàng mở hầu bao khi tôm có giá cao hơn”.
Doanh số bán hàng của Ecuador tại Mỹ tăng khá mạnh trong năm 2024. Dữ liệu cập nhật trên cổng thông tin điện tử của trang tin Undercurrent cho thấy 21.741 tấn tôm Ecuador được nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 3/2024, chỉ sau Ấn Độ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước và 29% so với tháng trước, đạt mức kỷ lục.
Omarsa đã dừng xuất khẩu sang Mỹ kể từ ngày 10/5 do đang đợi mức AD công bố ngày 22/5. “Sau ngày đó, chúng tôi sẽ phải đánh giá lại tình hình. Tùy thuộc vào mức thuế chống bán phá giá và việc thị trường có chấp nhận mức thuế mới hay không, chúng tôi mới tiếp tục xuất khẩu tôm sang Mỹ”, ông Coglitore cho biết, “Ngoài ra, trước khi chính phủ Mỹ điều chỉnh sai sót mức CVD 13,41% cho Santa Priscila, thị trường đã hấp thụ mức thuế 7,55% đối với tất cả các công ty khác, ngoại trừ Sociedad Nacional de Galapagos (Songa) 1,69%, và chấp nhận việc sản phẩm tăng giá”.
Sau đó, khi mức điều chỉnh 2,89% được công bố áp dụng cho Santa Priscila và các công ty khác (ngoài trừ Songa). Mức CVD của Songa là dưới 2%, thỏa mãn điều kiện “de minimus”, do đó tôm xuất khẩu của công ty này được miễn ký quỹ bằng tiền mặt.
Thực tế việc thị trường đã chấp nhận sự tăng giá của sản phẩm cũng chính là bàn đạp cho mức thuế chống bán phá giá đang được tính toán và sắp công bố, nhất là trong bối cảnh ngành tôm nội địa Mỹ đề xuất mức thuế này lên tới 118%
Ông Sandro Coglitore, CEO của Omara: “Mức thuế chống bán phá giá 118% là điều không bao giờ xảy ra. Tôi nghĩ thị trường sẽ chấp nhận một khoảng 5% hay 7%. Cụ thể là 2,89% CVD, thêm 2-3% AD, như vậy tổng cộng đâu đó 5-7%, có vẻ dễ dàng để thị trường hấp thụ. Đương nhiên, người nông dân không bao giờ chấp nhận. Do đó, chúng ta sẽ có 2 kịch bản, một là thị trường hấp thụ, hai là sản xuất giảm”.
An Vy (̣̣̣̣̣̣Theo Undercurrentnews)
Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn