Theo quy định mới nhất tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, sẽ phạt tiền tối đa 50 triệu đồng nếu nhập khẩu giống thủy sản không có trong danh mục loài được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định mới tại Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, cơ sở sản xuất giống thủy sản sẽ phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu không cập nhật thông tin hoặc cập nhật không đúng thông tin về hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định; Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ theo quy định; Hoặc không ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Ảnh minh họa
Mức phạt sẽ tăng lên từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng nếu không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Hoặc sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
Phạt tiền từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các nội dung như: Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ mà không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định; Thực hiện khảo nghiệm khi cơ sở không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Phạt tiền từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (không phải là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.
Phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ (là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực) mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng theo quy định.
Phạt tiền từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được công nhận hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cùng đó, các cơ sở này sẽ phải thực hiện hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này; Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Đồng thời, buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Cũng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sản xuất giống thủy sản tại Nghị định 38, đối với hành vi xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ buộc thả giống thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm này.
Và mức phạt từ 40.000.000 – 50.000.000 đồng sẽ áp dụng đối với hành vi nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đồng thời, buộc tái xuất giống thủy sản, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối.
PV
Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn