Theo Chi cục Thủy sản Cà Mau, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến thời điểm hiện nay là 303.264 ha, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 278.615 ha.
Cụ thể, diện tích nuôi tôm quảng canh kết hợp (tôm – rừng, tôm – lúa, tôm – cua – cá…) còn 85.293,87 ha, hiện đang thả nuôi 100%, diện tích thả nuôi tôm càng xanh đến nay được 2.061 ha.
Nuôi tôm quảng canh cải tiến: Phát triển tăng thêm 415 ha ở huyện Đầm Dơi. Lũy kế đến nay đạt 186.655,8 ha, đạt 99,82% kế hoạch năm 2024 (187.000 ha), tăng 3,83% so cùng kỳ.
Hiện, Cà Mau đã thả nuôi 100% diện tích nuôi tôm quảng canh kết hợp (tôm – rừng, tôm – lúa, tôm – cua – cá…). Ảnh: VOV
Nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh: Lũy kế diện tích đến nay đạt 6.665,33 ha/7.610 hộ đạt 98,02% kế hoạch năm 2024, tăng 4,46% so cùng kỳ .Trong đó:
– Diện tích nuôi tôm siêu thâm canh: Chuyển từ diện tích nuôi thâm canh sang siêu thâm canh 16,78 ha/15 hộ (Cái Nước 2,07 ha/1 hộ, Đầm Dơi 14,71 ha/14 hộ). Lũy kế diện tích đến nay đạt 4.976,45 ha/5.077 hộ nuôi, đạt 95,7% kế hoạch năm 2024 (5.200 ha), tăng 7,88% so cùng kỳ.
– Diện tích nuôi tôm thâm canh: Lũy kế diện tích đến nay đạt 1.688,88 ha/2.533 hộ, đạt 105,6% kế hoạch năm 2024 (1.600 ha), bằng 94,35% so cùng kỳ (cùng kỳ 1.790,09 ha).
Diện tích nuôi cá chình, bống tượng: Toàn tỉnh hiện có 1.337,3 ha. Trong đó: Diện tích cá chình 730 ha, cá bống tượng 607,3 ha.
Diện tích nuôi cá sặc rằn (cá bổi) thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau 143,3 ha/495 hộ nuôi (tập trung tại huyện Trần Văn Thời). Huyện U Minh chủ yếu là nuôi cá bổi kết hợp với trồng lúa và nuôi kết hợp các loài cá khác thả trong khu vực lâm phần rừng tràm để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên với diện tích khoảng 150 ha.
Diện tích còn lại nuôi cá đồng truyền thống.
Toàn tỉnh có 1.196 lồng nuôi hàu với 1 hợp tác xã và 24 hộ nuôi, tổng diện tích nuôi 13.075 m². Trong đó:
– Hợp tác xã Hàu Lồng Đất Mũi thuộc ấp Lạch Vàm xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển có 1.000 lồng/22 bè, tổng diện tích 8.000 m². Sản lượng dự kiến thu hoạch từ 250 – 300 tấn/năm.
– 24 hộ nuôi với 196 lồng nuôi, tổng diện tích 5.075. Dự kiến sản lượng khoảng 70 – 80 tấn/năm.
Diện tích nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm hiện nay: 9.730,46 ha. Trong đó: Cái Nước 3.159 ha, Đầm Dơi 4.112 ha, Năm Căn 2.079,46 ha, Ngọc Hiển 263 ha, Phú Tân 117 ha.
Diện tích nuôi vọp kết hợp trong vuông tôm ở huyện Năm Căn được 134 ha/47 hộ.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng (từ 15/6 – 15/7) ước đạt 35.000 tấn, lũy kế đến ngày 15/7, sản lượng ước đạt 240.162 tấn đạt 57,87% kế hoạch, tăng 0,91% so cùng kỳ; trong đó, sản lượng tôm ước đạt 20.500 tấn, lũy kế 141.900 tấn đạt 58,40% kế hoạch, tăng 0,75% so cùng kỳ.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 303.320 ha, trong đó diện tích nuôi tôm đạt 278.365 ha. Năm 2024, Cà Mau phấn đấu giữ ổn định diện tích nuôi tôm và sản lượng, bên cạnh đó là phát triển loại hình nuôi tôm phù hợp với từng vùng sinh thái để ứng dụng khoa học công nghệ mới và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Cụ thể, giữ vững diện tích nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh 6.800 ha; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 187.000 ha.
Kế hoạch trong thời gian tới, địa phương tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục chuẩn bị triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm 2024; theo dõi báo cáo tiến độ thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách do Sở NN&PTNT Cà Mau chủ trì; phối hợp với các đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường theo dõi, quản lý, bám sát vùng nuôi, tổ chức các vùng nuôi tập trung gắn với liên kết chuỗi sản xuất, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất tôm nước lợ, thực hiện có hiệu quả kế hoạch nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi năm 2024, đề án tôm; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển ngành cua và sò huyết; thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường nông nghiệp; đề xuất xây dựng trang trại tôm giống trên địa bàn huyện U Minh.
Lê Loan (Tổng hợp)
Nguồn: Thuysanvietnam.com.vn